Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra do virus cúm (Influenza virus). Theo thống kê của WHO, thế giới có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em nhiễm cúm mỗi năm. Trong đó, khoảng nửa triệu ca tử vong do các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh cúm. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận khoảng 1 – 1,8 triệu người mắc cúm mùa.
Virus cúm (Influenza virus) chính là nguyên nhân gây bệnh cúm ở người, virus cúm tấn công vào hệ hô hấp của người bệnh, bao gồm mũi, cổ họng và phổi, ảnh hưởng nhiều đến hệ hô hấp, làm tăng sự mệt mỏi, chán ăn, sụt cân,… Bệnh cúm có thể tự khỏi nhưng cũng có khả năng gây ra những biến chứng nghiêm trọng ở người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, thiếu máu, bệnh chuyển hóa hoặc người có suy giảm miễn dịch, người trên 65 tuổi, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai… Bệnh có thể gây ra các biến chứng như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris, một loài nấm dược liệu, đã được khoa học chứng minh là rất hiệu quả trong việc tăng cường miễn dịch cho cơ thể, kháng viêm, kháng virus hiệu quả. Chính những thành phần có trong Đông trùng hạ thảo là tác nhân kháng lại virus qua các cơ chế như:
Cordycepin trong Đông trùng hạ thảo có khả năng chống sự gia tăng của virus
Cordycepin (3′-deoxyadenosine) là một loại dược chất chính của Đông trùng hạ thảo. Đây là thành phần quý hiếm không thể tự điều chế được mà phải qua quá trình phát triển tự nhiên. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Codycepin có khả năng chống sự gia tăng của virus sau khi nhiễm vào cơ thể ta vì Codycepin có thể:
- Gây kết thúc sớm quá trình phiên mã ức chế quá trình nhân lên của virus. [1][2]
- Can thiệp vào quá trình truyền tín hiệu mTOR gây ức chế quá trình dịch mã, ức chế tăng sinh và phát triển tế bào. [1][2]

Polysaccharide trong Đông trùng hạ thảo có hoạt tính kháng virus

Hoạt tính kháng virus của Polysaccharide trong Đông trùng hạ thảo được các nghiên cứu khoa học chỉ ra dựa trên cơ chế:
- Phóng thích kháng thể TNF-α và IFN-γ, giúp củng cố khả năng miễn dịch bẩm sinh của cơ thể và nhanh chóng thích nghi chống lại virus.[3]
- Phối hợp cùng với cordycepin giúp hoạt hóa các phân tử Interleukin-18 (IL-18) và Interleukin-12 (IL-12) làm báo hiệu cho các tế bào bạch cầu lympho T tiếp cận và tiêu diệt các tế bào nhiễm virus.[4][5]
- Giảm nồng độ virus trong tế bào phổi, bảo vệ tế bào phổi. [3]
- Giảm nhẹ tình trạng sụt cân trong quá trình nhiễm virus. [3]
- Giảm tỉ lệ tử vong đối với các trường hợp đã nhiễm. [3]
Adenosine trong Đông trùng hạ thảo có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức chiến đấu chống lại virus
Adenosine đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sinh hóa ở sinh vật, là một chất nucleoside chính trong các loài đông trùng hạ thảo.
- Adenosine trong đông trùng hạ thảo vừa giúp gia tăng nồng độ ATP trong tế bào, giúp các tế bào không bị thiếu hụt năng lượng.[6] Quá trình tiêu diệt virus cần có sự sinh tổng hợp rất nhiều kháng thể, cũng như các tế bào bạch cầu cần rất nhiều năng lượng để hoạt động.
- Adenosine cũng là một nguyên liệu cơ bản trong cấu tạo DNA, được tủy xương sử dụng làm nguồn nguyên liệu sản sinh thêm nhiều tế bào bạch cầu mới. Tăng bạch cầu –> hệ miễn dịch thêm khoẻ mạnh, tăng sức chiến đấu chống lại virus. [6]

Các Acid amin trong Đông trùng hạ thảo có thể cung cấp các dưỡng chất cần thiết bồi bổ cho cơ thể để chống lại sự xâm nhiễm của virus
Đông trùng hạ thảo có chứa tới 17 loại acid amin, các nguyên tố vi lượng và các loại vitamin A, C, D, E, K, B1, B2… các khoáng chất Ca, Fe, Zn, Mn, Cu…, và 7 trong số đó là rất thiết yếu cho việc ăn vào mỗi ngày vì cơ thể cần nhưng cơ thể không tự sản sinh ra được, nên có thể cung cấp các dưỡng chất cần thiết bồi bổ cho cơ thể rất tốt nhờ tăng ATP là năng lượng của tế bào. Hàm lượng dồi dào các acid amin trong đông trùng hạ thảo được các tế bào sử dụng tạo thành các protein kháng thể để kháng lại kháng nguyên của virus. [6]
Sử dụng Đông trùng hạ thảo Nấm Vàng hàng ngày giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, phòng chống lại các virus nói chung và virus cảm cúm nói riêng xâm nhiễm và gây bệnh đặc biệt là trong giai đoạn thời tiết thay đổi thất thường, chuyển giao giữa các mùa như hiện nay.
Tham khảo:
[1] Linnakoski, R., Reshamwala, D., Veteli, P., Cortina-Escribano, M., Vanhanen, H., & Marjomäki, V. (2018). Antiviral Agents From Fungi: Diversity, Mechanisms and Potential Applications. Frontiers in Microbiology, 9. https://doi.org/10.3389/fmicb.2018.02325
[2] Muller, W. E. G., Sobol, R. W., Suhadolnik, R. J., & Schrodert, H. C. (1991). Cordycepin Analogues of 2’,5’-Oligoadenylate Inhibit Human Immunodeficiency Virus Infection via Inhibition of Reverse Transcriptase. Biochemistry, 30(8), 2027–2033.
[3] Lee, H. H., Park, H., Sung, G.-H., Lee, K., Lee, T., Lee, I., Park, M., Jung, Y. W., Shin, Y. S., Kang, H., & Cho, H. (2014). Anti-influenza effect of Cordyceps militaris through immunomodulation in a DBA/2 mouse model. Journal of Microbiology, 52(8), 696–701. https://doi.org/10.1007/s12275-014-4300-0
[4] Kim, C. S., Lee, S.-Y., Cho, S.-H., Ko, Y.-M., Kim, B.-H., Kim, H.-J., Park, J.-C., Kim, D.-K., Ahn, H., Kim, B.-O., Lim, S.-H., Chun, H. S., & Kim, D. K. (2008). Cordyceps militaris induces the IL-18 expression via its promoter activation for IFN-γ production. Journal of Ethnopharmacology, 120(3), 366–371. https://doi.org/10.1016/j.jep.2008.09.010
[5] Tuli, H. S., Sandhu, S. S., & Sharma, A. K. (2014). Pharmacological and therapeutic potential of Cordyceps with special reference to Cordycepin. 3 Biotech, 4(1), 1–12. https://doi.org/10.1007/s13205-013-0121-9
[6] Hur, H. (2008). Chemical Ingredients of Cordyceps militaris. Mycobiology, 36(4), 233–235. https://doi.org/10.4489/MYCO.2008.36.4.233
https://dongtrunghathaohector.com/bai-viet/song-khoe/dong-trung-ha-thao-khang-virus-nho-co-che-nao