Trong sản xuất Đông trùng hạ thảo thì vấn đề GIỐNG đóng vai trò then chốt và ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của mẻ sản xuất. Cùng với việc kiểm soát sự thoái hóa của giống Đông trùng hạ thảo (C. Militaris), việc phân lập, lưu trữ hay lai tạo giống liên tục sẽ giúp cho Cơ sở sản xuất chủ động được nguồn giống chất lượng để đưa vào sản xuất. Công ty NẤM VÀNG không ngừng nghiên cứu và thử nghiệm các trường hợp để lựa chọn những kết quả tối ưu không chỉ trong vấn đề về giống mà còn cả trong các quá trình sản xuất khác.
Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ kết quả nghiên cứu: Sự hình thành sắc tố của hệ tơ nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trên các môi trường thạch Agar với hàm lượng dinh dưỡng khác nhau.
Môi trường thạch Agar với hàm lượng dinh dưỡng thử nghiệm bao gồm:
- A. Nhóm nghèo dinh dưỡng: WA, PCA
- B. Nhóm bình thường: MA, CMA, OA, MEA, MYA, V8, HA, MM, YpSs, CDA, YMA, ES.
- C. Nhóm giàu dinh dưỡng: PDA, MPDA, MCM, SMA, SDA, CZYA, SMAY, SDAY
Chúng tôi tiến hành ủ lan tơ trong 2 điều kiện: sáng huỳnh quang trắng và điều kiện tối, ở nhiệt độ 25 độ C và tổng hợp thu được kết quả:
Kết quả sau 3 tuần ủ lan tơ trong điều kiện sáng huỳnh quang trắng, ở nhiệt độ 25 độ C như hình bên dưới:

Chú thích: Hình các đĩa Agar theo thứ tự tương ứng với các loại môi trường:
1. WA 2. MA 3. CMA 4. PCA 5. V8 6. MEA 7. ES 8. MPDA 9.MMM 10. PDA 11. MYA 12. OA 13. YpSs 14. SMA 15. SDA 16. CDA 17.MCM 18. YMA 19. CDYA 20. HM 21. SMAY 22. SDAY
Kết quả sau 3 tuần ủ lan tơ trong điều kiện trong điều kiện tối, ở nhiệt độ 25 độ C như hình bên dưới:

Chú thích: Hình các đĩa Agar theo thứ tự tương ứng với các loại môi trường:
1. WA 2. MA 3. CMA 4. MEA 5. OA 6. PCA 7. V8 8. ES 9. CDA 10.YpSs 11. MYA 12. HM 13. PDA 14. MCM 15. CDYA 16. MMM 17. MPDA 18.SMA 19. SDA 20. SDAY 21. SMAY
Tham khảo: Bhushan Shrestha, Won-Ho Lee, Sang-Kuk Han and Jae-Mo Sung, Observations on Some of the Mycelial Growth and Pigmentation Characteristics of Cordyceps militaris Isolates. Mycobiology 34(2): 83-91 (2006)