NẤM LINH CHI GANODERMA – MỘT LOẠI NẤM DƯỢC LIỆU. PHẦN 1: GIỚI THIỆU NẤM LINH CHI

Nấm Vàng giới thiệu với các bạn một bài nghiên cứu khá dài và rất đầy đủ về Nấm Linh Chi Ganoderma. Bài này ngoài ý nghĩa khoa học của nó thì còn đặc biệt ở chỗ nó được thực hiện tại Đại học Bách Khoa HongKong.

Bài gốc: Ganoderma lucidum (Lingzhi or Reishi) – A Medicinal Mushroom

Tác giả: Sissi Wachtel-Galor, John Yuen, John A. Buswell, and Iris F. F. Benzie.

Người dịch: Trần Mộng Kha – Nguyễn Thị Xuân Thu.

Hiệu chỉnh: Ts. Nguyễn Hữu Trí

1. GIỚI THIỆU

Linh Chi Ganoderma lucidum (G. lucidum ), là một loài nấm phương Đông, được sử dụng từ rất lâu đời trong việc tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ ở Trung Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia khác ở Châu Á. Linh Chi là một loài nấm lớn, mặt trên của nấm tối màu, bóng loáng và thịt nấm có kết cấu gỗ. Từ Latin licidus có nghĩa là sáng bóng hoặc là rực rỡ, ám chỉ đến bề mặt bóng như vecni của tai nấm linh chi. Ở Trung Quốc, G. lucidum được gọi là lingzhi, còn ở Nhật Bản, tên cho họ Ganodermataceae là reishi hoặc mannentake.

Tại Trung Quốc, tên nấm Linh Chi đại diện cho sự kết hợp của sức mạnh tinh thần và sự bất tử, và được coi là “thảo mộc của thần linh”, tượng trưng cho sự thành công, hạnh phúc, sức mạnh của thần linh, và tuổi thọ. Trong các loài nấm được nuôi trồng, G. lucidum mang tính đặc thù bởi giá trị dược liệu quý giá chứ không phải giá trị về mặt dinh dưỡng. Một loạt các sản phẩm thực phẩm chức năng chiết xuất từ nấm Linh Chi được chế biến để bảo vệ cũng như tăng cường sức khỏe con người, dưới các dạng khác nhau như bột linh chi, viên nang linh chi, hay người ta dùng trực tiếp cả tai nấm. Các sản phẩm đó được sản xuất từ các bộ phận khác nhau của nấm, bao gồm các sợi nấm, bào tử, và quả thể. Các ứng dụng cụ thể từ những lợi ích sức khỏe mà nấm linh chi mang lại bao gồm kiểm soát lượng đường trong máu, điều chỉnh hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh về gan, kháng khuẩn, và nhiều tác dụng khác nữa. Những tin tưởng về khả năng chữa bệnh của G. lucidum chủ yếu dựa trên bằng chứng truyền miệng, cách sử dụng truyền thống và tập tục văn hóa. Tuy nhiên, các báo cáo gần đây cung cấp cho các nhà khoa học những chứng cứ cho thấy tính đúng đắn của sự khẳng định về lợi ích sức khỏe của nấm linh chi trong thời xa xưa.

2. LỊCH SỬ

Nấm Linh Chi là một loài nấm dược liệu.

Linh Chi đã được công nhận như một nấm dược liệu từ 2000 năm TCN, và các công dụng đáng kể của nó đã được ghi nhận trong các văn tự cổ (Wasser 2005). Sự gia tăng hình ảnh của G. lucidum trong nghệ thuật bắt đầu từ năm 1400, và chúng được kết hợp với Đạo giáo (McMeekin 2005). Tuy nhiên, hình ảnh G. lucidum xuất hiện trong các bức tranh, điêu khắc, đồ nội thất, phụ kiện và thậm chí của phụ nữ nhiều hơn cả trong tôn giáo (Wasser 2005). Cuốn sách đầu tiên hoàn toàn dành cho việc mô tả các loại thảo mộc và giá trị dược tính của linh chi được viết trong triều đại Đông Hán của Trung Quốc (25-220 AD). Cuốn sách này còn được gọi là “Classic of the Materia Medica”. Nó mô tả thực vật, động vật, và các hợp chất khoáng, và được sáng tác vào thế kỷ II dưới bút danh của Shen-nong (“các thánh nông dân”; Zhu, 1998). Cuốn sách đã được cập nhật liên tục, mô tả các tác động có lợi của một số nấm với một tham chiếu đến nấm dược G. lucidum (Zhu, 1998; Upton 2000; Sanodiya et al 2009).

Trong cuốn Supplement to Classic của Materia Medica (502-536 AD) và Ben Cao Gang Mu của Li Shin-Zhen, Linh Chi được cho là loài thảo dược đầu tiên ở Trung Quốc (1590 TCN, triều đại nhà Minh), loài nấm này được phân bố do các thuộc tính chữa bệnh, như là tác dụng giải độc, gia tăng năng lượng thiết yếu cho cơ thể, tăng cường trí nhớ, chống lão hóa. Theo Dược Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (2000), G. lucidum hoạt động để bổ sung QI, an thần, và làm giảm ho và hen suyễn, và nó được khuyến khích cho chóng mặt, mất ngủ, đánh trống ngực, khó thở.

Linh chi hoang dã thì rất hiếm, và trong những năm trước khi linh chi được nuôi trồng, chỉ có giới quý tộc mới có thể đủ khả năng để mua được linh chi.

Tuy nhiên, các loài Ganoderma vẫn luôn là một loại dược liệu truyền thống phổ biến ở Châu Á và công dụng của nó thì ngày càng phát triển trên thế giới (Wachtel-Galor, Buswell et al. 2004; Lindequist, Niedermeyer, and Jülich 2005).

3. PHÂN LOẠI

Họ Ganodermataceae được miêu tả là loài nấm quả thể, có lớp thành kép basidiospore (Donk, 1964). Tổng cộng có 219 chi được ghi nhận thuộc họ Ganoderma, trong đó có G. lucidum (W. Curt.: Fr.) P.Karsten là một trong những loài điển hình. Giống nấm Linh chi này thuộc loài nấm quả thể, có lớp bề mặt bóng loáng, được kết hợp với hiện diện của lớp vách dày pilocystidia, được phủ bởi chất nền ngoại bào melanin (Moncalvo, 2000).

Ganoderma sp được tìm thấy trên toàn thế giới, và các đặc điểm khác, như là hình dạng và màu sắc (đỏ, đen, xanh dương, xanh lá, trắng, vàng và tím) của quả thể, đặc trưng và nguồn gốc địa lý, được sử dụng để xác định các loài riêng lẻ. Đáng tiếc rằng, các đặc điểm hình thái thay đổi theo những kết quả nghiên cứu khác nhau, ví dụ, những sự khác nhau trong vấn đề nuôi trồng ở các vị trí địa lý khác nhau dưới những điều kiện khí hậu khác nhau và sự phát triển các gen trong tự nhiên (Đột biến, tái tổ hợp) của các loài riêng biệt. Kết quả là, việc sử dụng các đặc điểm đại thể dẫn đến một số lượng lớn của sự trùng lặp và nhầm lẫn, chồng lắp lên nhau, và phân loài không rõ ràng của loài nấm này. Một vài nhà phân loài học cũng nhận định rằng các đặc thù đại thể cũng bị giới hạn giá trị trong sự xác định của chi Ganoderma do tính linh hoạt kiểu hình cao của nó. (Ryvarden 1994; Zhao and Zhang 1994).

Một số đặc điểm hình thái đáng tin cậy hơn cho chi Ganoderma là hình dạng, kích thước bào tử, màu sắc và tính nhất quán, và vi phẫu của vỏ. Tạo bào tử và hình dạng, những nghiên cứu về và đến một mức độ thấp hơn, khoảng và điểm nhiệt độ sinh trưởng tối ưu đã được dùng để phân biệt các chi có đặc điểm hình thái tương tự nhau (Gottlieb, Saidman, and Wright 1998; Moncalvo 2000; Saltarelli et al. 2009).

Sinh hóa, công nghệ gen và sinh học phân tử, bao gồm cả kỹ thuật DNA tái tổ hợp (recombinant DNA) chính là những phương pháp để chúng ta tiếp cận, nghiên cứu và xác định hệ thống phân loài Ganoderma sp. (Moncalvo et al. 1995; Gottlieb, Ferref, and Wright 2000), khuếch đại ngẫu nhiên đa hình đoạn DNA – PCR (RAPD; PCR chuẩn), kỹ thuật ITS (Internal Transcribed Spacer) (Hseu et al. 1996), khuếch đại đa hình trình tự liên quan (SRAP; Sun et al. 2006). Một số phương pháp khác để giải quyết vấn đề xác định phân loài G.lucidum bao gồm chiếu tia hồng ngoại kết hợp dùng hóa chất (Chen et al. 2008), nghiên cứu các con đường trao đổi chất dựa trên kỹ thuật công hưởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic Resonance – NMR), và sắc kí lỏng hiệu năng cao HPLC (Su et al. 2001; Chen et al. 2008; Shi, Zhang et al. 2008; Chen et al. 2010).

4. NUÔI TRỒNG

Do sự phân bố không đồng đều trong thiên nhiên và nhu cầu ngày một tăng của G. lucidum như một sự hỗ trợ sức khỏe nên đã thúc đẩy việc nuôi trồng nấm Linh chi (Chang và Buswell 2008). Các giống khác nhau của chi Ganoderma cần được nuôi trồng và sinh trưởng trong các điều kiện khác nhau (Mayzumi, Okamoto, and Mizuno 1997). Ví dụ, ở phía Nam Trung Quốc, G. lucidum đen là phổ biến hơn, còn G. lucidum đỏ thì phổ biến hơn ở Nhật Bản.

G. lucidum phát triển mạnh mẽ dưới điều kiện nóng ẩm, và nhiều loài hoang dã được tìm thấy ở các vùng cận nhiệt đới ở phương Đông. Kể từ những năm đầu 1970, việc nuôi cấy nấm Linh Chi trở nên phát triển mạnh mẽ trong ngành nuôi trồng nấm quả thể. Nuôi trồng nhân tạo nấm Linh chi đạt được thành công do sử dụng các cơ chất như rơm, mạt cưa, thân gỗ (Chang and Buswell 1999; Wasser 2005; Boh et al. 2007), và mùn cưa cây bần (Riu, Roig, and Sancho 1997).

Kể từ khi người ta bắt đầu nghiên cứu nuôi trồng nấm Linh chi G. lucidum sp., đã cho ra đời sản phẩm từ cả 2 phương pháp nuôi trồng tạo quả thể và nuôi cấy lấy sợi nấm, ngày càng gia tăng về số lượng lẫn chất lượng, và có thể nuôi trồng quanh năm (Sanodiya et al. 2009). Các quá trình và thông số tăng trưởng (nhiệt độ, pH, ánh sáng), nuôi cấy chìm tạo sợi nấm hay quy trình tách các hợp chất tự nhiên như polysaccharides ra khỏi môi trường nuôi cấy cũng dễ dàng được tiêu chuẩn hóa dưới các điều kiện được kiểm soát, tinh khiết.

[Còn tiếp]

4 bình luận trong “NẤM LINH CHI GANODERMA – MỘT LOẠI NẤM DƯỢC LIỆU. PHẦN 1: GIỚI THIỆU NẤM LINH CHI”

  1. Pingback: NẤM LINH CHI GANODERMA – MỘT LOẠI NẤM DƯỢC LIỆU. PHẦN 2: THÀNH PHẦN CỦA NẤM LINH CHI – Nấm Vàng – Đông Trùng Hạ Thảo #1

  2. Pingback: NẤM LINH CHI GANODERMA – MỘT LOẠI NẤM DƯỢC LIỆU. PHẦN 3: CÔNG DỤNG CỦA NẤM LINH CHI [1] – Nấm Vàng – Đông Trùng Hạ Thảo #1

  3. Pingback: NẤM LINH CHI GANODERMA – MỘT LOẠI NẤM DƯỢC LIỆU. PHẦN 3: CÔNG DỤNG CỦA NẤM LINH CHI [2] – Nấm Vàng – Đông Trùng Hạ Thảo #1

  4. Pingback: NẤM LINH CHI GANODERMA – MỘT LOẠI NẤM DƯỢC LIỆU. PHẦN 3: CÔNG DỤNG CỦA NẤM LINH CHI [3] – Nấm Vàng – Đông Trùng Hạ Thảo #1

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *