Đây là bài cuối cùng trong series bài viết về UNG THƯ. Bài này cũng có câu trả lời về việc liệu ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO hay một số các loại NẤM DƯỢC LIỆU, THẢO DƯỢC khác có khả năng điều trị được UNG THƯ hay không?
Về vấn đề này, quan điểm của Ad là để bảo vệ sức khỏe cơ thể thì công tác TẦM SOÁT để PHÁT HIỆN SỚM khối u và có chế độ sinh hoạt lành mạnh để PHÒNG CHỐNG ung thư đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong đó NẤM ĂN và NẤM DƯỢC LIỆU đều đóng vai trò quan trong trọng quá trình ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u. Tùy thuộc vào loại dược chất, các polysacharide, polypeptide, các vitamin, muối khoáng…của từng loại Nấm khác nhau mà khả năng phòng chống các loại ung thư là khác nhau. Một khi UNG THƯ dã hình thành, phát triển và DI CĂN thì chỉ còn có thể áp dụng BIỆN PHÁP MẠNH và rất có hại đối với cơ thể đó là HÓA TRỊ và XẠ TRỊ mới mong hạn chế được sự phát triển của khối u và khi đó TIÊN LƯỢNG LÀ RẤT XẤU, lúc này các loại thảo dược như ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO, LINH CHI, NHÂN SÂM …chỉ có khả năng hỗ trợ mà thôi. PHÒNG BỆNH hơn CHỮA BỆNH. Hãy ngăn ngừa Ung thư khi nó mới hình thành hoặc tốt hơn là đừng cho nó cơ hội để hình thành. Ad sẽ bàn về khả năng của một số loại Nấm dược liệu có hoạt chất sinh học kháng khối u tốt trong những bài độc lập sau để có thể bàn sâu hơn được vấn đề, các bạn nhớ đón xem nhé.
Bài viết này được lược dịch từ bài Recent developments in mushrooms as anti-cancer therapeutics: a review của tác giả Patel S. và Goyal A. 2011 trên tạp chí Biotechnology. Hy vọng bài viết này hữu ích cho bạn và gia đình. Thay đổi để có lối sống lành mạnh, đó là chìa khóa vàng cho cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
BẠN NÀO CHƯA ĐỌC PHẦN 1, 2, 3, 4 CÓ THỂ CLICK VÀO LINK DƯỚI ĐỂ ĐỌC NHÉ.
PHẦN 2: UNG THƯ ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 3: NHỮNG LOẠI UNG THƯ NÀO PHỔ BIẾN Ở NGƯỜI?
PHẦN 4: NGĂN CHẶN UNG THƯ NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 5: CÁC LOÀI NẤM CÓ TIỀM NĂNG TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
Từ thời xa xưa, nấm đã được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và y học dân gian phương Đông. Nhiều thập kỉ qua, thế giới đã chứng kiến sự quan tâm mạnh mẽ của hiệp hội nghiên cứu ở các nước phương Tây về tiềm năng dược phẩm của nấm. Ứng dụng dược liệu chủ yếu của nấm được phát hiện bao gồm chống oxy hóa, chống bệnh tiểu đường, hạ cholesterol, chống khối u, chống ung thư, điều hòa miễn dịch, chống dị ứng, bảo vệ thận và chống vi khuẩn.
Các loại nấm đã được nghiên cứu thành công về khả năng chống ung thư thuộc các chi:
a. Phellinus (nấm Thượng hoàng),
b. Pleurotus (nấm sò),
c. Agaricus (nấm Thái dương),
d. Ganoderma (nấm Linh chi),
e. Clitocybe (nấm chân dài),
f. Antrodia (nấm Ngưu Chương chi),
g. Trametes (nấm Vân chi),
h. Cordyceps (nấm Đông trùng hạ thảo),
i. Xerocomus,
j. Calvatia (nấm trứng),
k. Schizophyllum (nấm chân chim),
l. Flammulina (nấm kim chân),
m. Suillus (nấm thông),
n. Inonotus (nấm Chaga),
o. Inocybe (nấm mũ khía nâu xám),
p. Funlia,
q. Lactarius (nấm sữa),
r. Albatrellus,
s. Russula (nấm xốp hồng, nấm hồng cô)
t. Fomes.
Các bạn xem hình để biết cụ thể các loại nấm mà Ad liệt kê.

Các hợp chất kháng ung thư đóng vai trò quan trọng như là chất cảm ứng các gốc tự do oxy hóa (reactive oxygen species), chất ức chế quá trình hình thành mạch, chất ức chế enzyme topoisomerase, kích thích quá trình tự chết tế bào (apoptosis) và hạn chế sự gia tăng tế bào ung thư. Nhiều dự án nghiên cứu đã và đang được tiến hành nhằm ứng dụng nấm dược liệu như là “liệu pháp điều trị sinh học”.
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Các loại thuốc chống ung thư hiện có trên thị trường thường không nhắm vào mục tiêu cụ thể là tế bào ung thư, gây ra nhiều tác dụng phụ và biến chứng trong điều trị lâm sàng của các dạng ung thư khác nhau. Do đó, phương pháp điều trị mới, hiệu quả và ít độc hại là vô cùng cấp thiết. Hiện nay, một số loài nấm có đặc tính chống ung thư và các hợp chất hoạt động sinh học được đánh giá cao và rất được quan tâm. Nhiều thử nghiệm lâm sàng được tiến hành để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các chế phẩm thương mại có chứa chiết xuất nấm dược liệu trong điều trị ung thư đã cho thấy tiềm năng ứng dụng của nấm trong việc hỗ trợ điều trị ung thư. Nấm được dùng bổ sung trong quá trình hóa trị và xạ trị để làm giảm các tác dụng phụ của bệnh ung thư như buồn nôn, ức chế tủy xương, thiếu máu và giảm sức đề kháng. Hiện nay, một số phân tử có hoạt tính sinh học, bao gồm các tác nhân chống ung thư đã được xác định từ nhiều loài nấm khác nhau
Các hợp chất có hoạt tính sinh học của nấm bao gồm polysaccharides, proteins, chất béo, tro, glycosides, alkaloids, dầu dễ bay hơi, tocopherols (thành phần của vitamin E), các hợp chất phenolic, carotenoid, folate (vitamin B9), các enzyme axit ascorbic (vitamin C) và các axit hữu cơ. Các thành phần hoạt động trong nấm có tiềm năng chống ung thư là lentinan, krestin, hispolon, lectin, calcaelin, illudin S, psilocybin, Hericium polysaccharide A và B (HPA và HPB), axit ganoderic, schizophyllan, laccase,…. Các polysaccharide từ nấm được biết là có khả năng chống khối u mạnh và tăng cường hệ miễn dịch. β-glucan là chất chuyển hóa linh hoạt nhất do có phổ hoạt động sinh học rộng. Cơ chế hoạt động bao gồm việc β-glucan được nhận diện như là các phân tử lạ (non-self), do đó hệ miễn dịch được kích thích khi có sự hiện diện của chúng. Hispolon, một hợp chất polyphenol hoạt động, có khả năng chống ung thư và làm tăng tính gây độc tế bào (ung thư) của các tác nhân hóa trị. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, một số loài nấm dược liệu khi kết hợp cùng với các thuốc chống ung thư thương mại sẽ phối hợp hoạt động như là một công cụ hiệu quả để điều trị các dạng ung thư kháng thuốc.

Ngoài ra, còn có một số loài nấm khác mà giá trị phòng chống ung thư đã được nghiên cứu như chi Pleurotus (Pleurotus ostreatus, Pleurotus citrinopileatus, Pleurotus tuber-regium), Lentinula edodes, Grifola frondosa, Hericium erinaceus, Boletus badius / Xerocomus badius, Calvatia utriformis, Schizophyllum commune, Flammulina velutipes, Suillus placidus, Inonotus obliquus, Inocybe umbrinella, Coprinus comatus, Funlia trogii, Lactarius flavidulus, chi Clitocybe (Clitocybe nebularis,Clitocybe maxima, Clitocybe alexandri), Albatrellus confluens, Fomes fomentarius, Piptoporus betulinus.
Các sản phẩm nấm dược liệu hiện nay đã được thiết lập để tạo ra một cuộc cách mạng trong các chiến lược điều trị các dạng ung thư khác nhau. Các nhà nghiên cứu nấm trên khắp thế giới tin chắc rằng nấm có thể cải thiện rất nhiều hình thức ung thư ở các giai đoạn khác nhau. Việc bảo tồn và nhân bản các loại nấm dược liệu là cần thiết cho sự phát triển bền vững. Việc phân lập, làm sạch và nghiên cứu cấu trúc của các hợp chất chống ung thư và miễn dịch mới là rất cần thiết. Những phát hiện này sẽ rất quan trọng do hiện nay thiếu các phương pháp trị liệu hóa học của một số loại ung thư ác tính như ung thư vú, u trung biểu mô, bệnh bạch cầu cấp tính lymphocytic, bệnh bạch cầu myeloid cấp tính, u lympho… Nhiều công ty đã được thành lập để chuẩn bị công thức chống ung thư từ chiết xuất nấm sử dụng công nghệ hiện đại và các sản phẩm của họ đang dần được công nhận trên toàn cầu.
HẾT!
Tham khảo:
1. Patel S. và Goyal A. 2011. Recent developments in mushrooms as anti-cancer therapeutics: a review. 3Biotech 2:1-15. doi: 10.1007/s13205-011-0036-2
2. http://ibsgacademic.com/bioengineering/biotechnology/2017-01-nam-duoc-lieu-ung-thu/